Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2018 lúc 17:34

Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2018 lúc 16:28

- Bố cục: Gồm 4 phần:

• Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

• Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

• Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước.

• Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2018 lúc 7:17

- Bố cục của bài thơ: 3 phần

- Nội dung chính của từng phần.

• Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu.

• Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo con người đến suốt cuộc đời.

• Đoạn 3: từ hình ảnh con cò nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và tình cảm của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:27

- Bố cục nội dung văn bản được trình bày theo các tiểu mục in đậm sau phần sa pô. Có thể thấy rõ các đề mục và tóm tắt như:

Đề mục

Tóm tắt

+ Từ chuyện an toàn lao động

Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể 2 câu chuyện về tai nạn lao động ở mỏ Bạch Hổ mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kĩ sư người Nga.

+ Đến tai nạn giao thông

Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Tác giả đưa ra số liệu các vụ tai nạn giao thông và rút ra ý kiến cá nhân.

+ Và trò đùa tai hại

Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.

+ Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở.

Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:59

- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.

+ Phần 1: Mở đầu.

+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể về một câu chuyện liên quan đến một tai nạn xảy ra trong lao động mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kỹ sư người Nga.

+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Sau đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến cá nhân.

+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.

+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mận
Xem chi tiết
Fug Buik__( Team ⒽⒺⓋ )
7 tháng 4 2020 lúc 21:57

Bài văn lp 8 hay sao?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
:3
7 tháng 4 2020 lúc 22:34

Trả lời:

Bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.
- Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tùy theo thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu).

- Thân bài: Thực hiện các yêu cầu trọng tâm như kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận...

- Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩ trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

Bố cục ba phần có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh không? Vì sao?
Bố cục ba phần rất phù hợp vì văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc và trình bày sự việc.

So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
- Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến).

- Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh, điểm giống nhau là cùng có chức năng giới thiệu. Tuy nhiên, cách giới thiệu trong văn thuyết minh linh hoạt hơn, có khi rất ngắn, chỉ gồm 1, 2 câu.

- Kết bài trong văn tự sự đôi khi cũng gắn với thân bài, vì sau khi giải quyết vấn đề (mở nút xung đột) là câu chuyện đã kết thúc. Trong bài làm của học sinh hay trong một số sáng tác còn có phần cuối, dùng để nêu lên suy nghĩ và cảm xúc nhưng cách kết thúc đó hơi gượng ép.

- Kết bài trong văn thuyết minh đôi khi không nhận thấy được, nó đồng thời là phần cuối của nội dung thuyết minh. Chừng nào người đọc cảm nhận thấy đã thỏa mãn, thì khi đó bài văn thuyết minh cũng kết thúc.

- Kết bài trong văn tự sự và văn thuyết minh có những điểm giống nhau, chúng biến hóa năng động và nhiều khi chỉ là phần cuối của nội dung chính.

Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài)  trong SGK có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh vì:

- Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

- Riêng trình tự chứng minh - phản bác cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:23

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Những kỉ niệm đẹp của đêm liên hoan

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:53

Bố cục: 3 phần

- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực

- Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện.

- Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:58

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chia bố cục và nội dung hợp lí.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thề gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

Bình luận (0)
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:16

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

Bình luận (0)